Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hầu hết các cơ quan đều phát triển chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó, phải kể đến chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, các mẹ cũng cần phải hết sức chú ý để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho con mình nhé.
Một số bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường gặp như:
+ Bệnh tiêu chảy
Trẻ nhỏ thường mắc các triệu chứng như: tiêu chảy, nhất là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, nguyên nhân là do viêm nhiễm vi khuẩn, vi rút. Khi trẻ mắc triệu chứng này bạn sẽ thấy bé đi phân lỏng trên 3 lần/ngày kèm theo đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ mất nước trầm trọng bạn cần chú ý bổ sung thêm nước và chất điện giải kịp thời cho bé. Lưu ý, bạn chỉ nên cho trẻ uống từng ít một, không được uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
+ Bệnh táo bón
Đây cũng là một hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, biểu hiện bệnh là bé đi ngoài ít hơn bình thường, phân rắn hơn và bé đau quặn bụng mỗi lần đi tiêu. Nguyên nhân dẫn đến táo bón là do chế độ ăn uống của bé không đúng cách như: uống ít nước, ăn ít chất xơ,…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đại tràng, rối loạn chức năng co bóp đại tràng thậm chí còn làm tổn thương cột sống, chẽ đôi, suy giáp,…
Để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ bạn nên cho trẻ uống nhiều nước hoa quả pha loãng, tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, nhưng không nên cho trẻ uống nước có ga, nước ngọt nhé.
+ Nôn trớ theo chu kì
Nôn trớ hay trào ngược là một trong những hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này thường xảy ra khi bé ăn no thì sữa và thức ăn sẽ bị trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Nôn trớ theo chu kỳ được hiểu là nôn ói đột ngột kéo dài vài giờ cho đến vài ngày và sau đó lại tái phát. Để hạn chế tình trạng này thì sau mỗi lần cho bé bú xong bạn nên ẵm bé lên vỗ lưng cho đến khi ợ xong, đồng thời không được thay đổi tư thế đột ngột.
+ Rối loạn tiêu hóa
Trẻ mắc bệnh tiêu hóa khiến bé ăn không ngon miệng từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt nhất là vấn đề đại tiện. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa là do cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường nên dẫn đến tình trạng đau bụng, cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, việc dùng thuốc kháng sinh và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Bệnh rối loạn tiêu hóa có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, hệ miễn dịch đáng kể.
+ Hội chứng ruột kích thích
Khi gặp triệu chứng này bé sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng, đi ngoài, đau bụng khó chịu kèm với táo bón. Nguyên nhân là do bé sử dụng nhiều thực phẩm sữa, cà phê, đồ ăn nhiều mỡ nhất là thức ăn nhanh có vị cay nóng. Bệnh này có ảnh hưởng nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và hệ tiêu hóa của bé.
Trên đây là một số triệu chứng về bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của bé mà các mẹ cần phải chú ý để có phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời cho bé nhé.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|