12.01.2018

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh


Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất thường gặp, bệnh này có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu là vàng da do sinh lý thì sẽ tự hết sau một thời gian, nhưng là bệnh lý có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Để giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số câu hỏi cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh cho bạn tham khảo:

+ Bệnh vàng da trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thông thường các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và có thể tự hết trong khoảng 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bé bị vàng da nặng thấm vào não sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: hôn mê, co giật, di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn thậm chí là dẫn đến tử vong.

+ Nguyên nhân trẻ bị vàng da là do đâu?

Theo nghiên cứu thì phần lớn trẻ sơ sinh đều có biểu hiện bị vàng da trong vòng 1 tuần đầu đời, đây là biểu hiện sinh lý bình thường do hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Do đó, khi hồng cầu bị vỡ thì một lượng lớn Bilirubin sẽ phóng thích vào máu làm cho trẻ bị vàng da.

+ Làm sao để phát hiện trẻ bị vàng da?

Bạn hoàn toàn có thể phát hiện triệu chứng vàng da bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Theo đó, hàng ngày bạn có thể quan sát toàn thân trẻ ở nơi có đủ ánh sáng. Nếu trong trường hợp khó thì bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên da của trẻ trong vài giây rồi buông ra, nếu trẻ bị vàng da bạn sẽ thấy chỗ ấn ngón tay hiện lên màu vàng rõ rệt. Hoặc bạn cũng có thể quan sát các biểu hiện bất thường của bé như: bé hay quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, khi đi tiêu phân su. 

Do vậy, nếu trẻ bị vàng da do bệnh lý thì tốt nhất bạn nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khác và điều trị tốt nhất.

+ Bệnh vàng da được chia làm 2 mức độ

Bệnh vàng da ở trẻ được chia ra thành mức độ khác nhau gồm:

Mức độ nhẹ: bạn sẽ thấy da hơi vàng ở mặt, thân mình, trẻ vẫn bú tốt, tình trạng vàng da cũng có thể xuất hiện muộn khoảng sau ngày thứ ba.

Mức độ nặng: Da bé sẽ có màu vàng sậm, lan dần xuống tay, chân, trẻ bú kém, bệnh sẽ xuất hiện sớm trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt sẽ có nguy cơ mắc bệnh vàng da nặng cao hơn.

+ Khi trẻ bị vàng da cần làm gì?

Nếu trẻ bị vàng da mức độ nhẹ thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng cho bé lúc có ánh nắng dịu của mặt trời khoảng 8 – 8g30 sáng, đồng thời cho bé bú nhiều lần trong ngày để đào thải chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Nếu trường hợp thấy tình trạng bệnh diễn biến nặng thì bạn phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Hy vọng với một số thông tin trên đã giúp bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, từ đó có thêm kinh nghiệm để chăm sóc và điều trị cho bé nhé.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 




Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here