04.01.2018

Cách để phân biệt bệnh còi xương và suy dinh dưỡng


Khi chăm sóc con nhỏ các mẹ thường rất lo ngại vấn đề con mình bị còi xương, suy dinh dưỡng so với những trẻ cùng trang lứa. Trên thực tế còi xương và suy dinh dưỡng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau mà bạn không được nhầm lẫn để có phương pháp chăm sóc tốt nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn cách phân biệt và cách điều trị 2 bệnh này cho bạn có thêm kiến thức:

Thứ nhất, Khái niệm của từng bệnh

+ Bệnh suy dinh dưỡng

Đây là tình trạng cơ thể trẻ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết nên làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng sẽ có số đo về cân nặng và chiều cao thấp hơn những bạn cùng tuổi. Không chỉ vậy, bệnh cũng có thể kèm theo tình trạng còi xương hoặc không tùy vào tình trạng sức khỏe của bé.

+ Bệnh còi xương

Là tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu canxi và photpho cho nhu cầu phát triển của bé nên dẫn đến những tổn thương về xương. Đặc biệt, bệnh còi xương có thể gặp ở cả những trẻ bụ bẩm, nhưng do thiếu canxi và photpho nên bé vẫn có thể bị còi xương bình thường.

Thứ hai, Nguyên nhân gây bệnh

+ Bệnh suy dinh dưỡng

Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do bố mẹ thiếu kiến thức về nuôi dưỡng bé như cai sữa sớm, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng; bé bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính; bé thiếu ăn; bé sinh non hoặc do một số bệnh lý khác,…

+ Bé còi xương
Nguyên nhân chính là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D nên làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, photpho trong cơ thể trẻ.

Thứ ba, Dấu hiệu nhận biết

+ Bệnh suy dinh dưỡng: bé sẽ có biểu hiện mệt mỏi, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bị bệnh, chậm bò trườn, đi đứng, chậm móc răng, cơ thể phù thủng toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu da xanh,…

+ Trẻ bị còi xương:
bé cũng hay quấy khóc, ngủ không ngon hay giật mình, ra nhiều mồ hôi,…Đặc biệt là xuất hiện vùng rụng tóc sau gáy tạo thành vành khăn, thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu kín thóp. Nếu tình trạng còi xương nặng sẽ có biểu hiện như: dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O, dễ bị táo bón, chậm biết bò, đi, đứng,…

Thứ tư, Về cách điều trị

Tùy vào từng loại bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau bạn không nên nhầm lẫn thì mới mang lại hiệu quả tốt được. Cụ thể:

+ Bệnh suy dinh dưỡng
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ thì bạn có thể chăm sóc tại nhà bằng cách tăng khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đồng thời, bạn nên theo dõi cân nặng của bé hàng tháng, lên lịch tiêm chủng đầy đủ. Còn trường hợp nặng thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị để đảm bảo mang lại hiệu quả cao.

+ Bệnh còi xương
Đối với trường hợp bé bị còi xương thì bạn nên tắm nắng hàng ngày khoảng 15-30 phút trước 9g sáng, nên để lộ từng phần cơ thể tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Mục đích của việc tắm nắng là để tổng hợp vitamin D để điều hòa chuyển hóa và hấp thụ canxi, photpho cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thể phân biệt được 2 bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ một cách tốt nhất để có phương pháp điều trị đúng cách nhé.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 




Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here