Sốt cao nguy cơ dẫn đến co giật ở trẻ nhỏ là rất cao, nếu trẻ bị sốt quá cao mà không hạ sốt sẽ rất dễ gây ra co giật. Thông thường, nếu trẻ sốt từ 39,2 độ C đến 40,2 độ C sẽ xảy ra co giật, nhất là những trẻ có độ tuổi từ 6-18 tháng tuổi.
Thứ nhất, Triệu chứng sốt co giật ở trẻ nhỏ
Tùy vào mức độ sốt nặng nhẹ mà sẽ chia sốt co giật theo 3 dạng sau: sốt cao, co giật nhẹ; sốt cao, co giật nặng; Động kinh. Cụ thể:
+ Sốt cao, co giật nhẹ: tình trạng này thường kéo dài khoảng 15 phút, trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn cơ giật cũng chỉ diễn ra 1 lần và sẽ tự khỏi.
+ Sốt cao, co giật nặng: Co giật kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não có thể dẫn đến làm liệt sau co giật. Nếu nặng trẻ thường bị trên 1 cơn co giật trong vòng 24 giờ. Khi đó, nếu co giật nặng hệ thần kinh bé sẽ bị tổn thương làm suy giảm thần kinh và bị động kinh.
+ Sốt cao, động kinh: lúc này cơn co giật sẽ diễn ra rất nhiều lần, những cơn co giật kéo dài trên 15 phút, 4% cơn co giật kéo dài 30 phút và 25 % trường hợp là sốt cao động kinh.
Thông thường, nếu trẻ co giật nửa người sau đó sẽ tự khỏi, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến liệt nửa người. Nếu là trẻ động kinh sẽ có nguy cơ biến chứng thành liệt cứng, gây hoại tử vỏ não, hạch nền, tiểu não rất nguy hiểm cho trẻ.
Thứ hai, Cách sơ cứu trẻ bị sốt cao, co giật
Khi trẻ bị sốt cao, co giật bạn cần tiến hành sơ cứu theo các cách sau:
+ Bước 1: Khi thấy trẻ sốt cao lên cơn co giật thì bạn hãy nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thoáng mát và cởi hết quần áo của trẻ ra.
+ Bước 2: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt nước và lau khắp người bé nhất là vùng bẹn, nách, cổ và trán. Nên lau đi lau lại liên tục để cơn co giật dừng lại.
+ Bước 3: Lúc này không nên cho bé uống thuốc hạ sốt mà nên đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn. Theo đó, nếu trẻ dưới 2 tuổi thì bạn dung viên paracetamol 80mg, còn trẻ lớn thì viên 150mg để nhét vào.
+ Bước 4: Khi trẻ qua cơn co giật thì bạn cho bé nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh tràn dịch hậu môn vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
+ Bước 5: Sau khi sơ cứu bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viên để tránh cơn co giật tái phát.
Thứ ba, Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt cao, co giật
+ Khi trẻ bị sốt cao, co giật bạn không được ghì chặt cơ thể trẻ sẽ làm tổn thương bé.
+ Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vào lúc này vì sẽ khiến bé bị sặc rất nguy hiểm.
+ Không dùng vật cứng để ngang miệng vì sẽ gây tổn thương niêm mạc, làm gãy răng, sứt lợi trẻ.
+ Khi trẻ sốt cao bạn nên tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé bằng cách nới rộng quần áo, cho trẻ nằm ở phòng thoáng mát để phòng bệnh trầm trọng hơn.
Trên đây là một số kiến thức mà bạn cần nắm để chăm sóc trẻ trong trường hợp bị sốt co giật, hy vọng đã giúp cho các bậc phụ huynh có thể trang bị cho mình thông tin để chăm sóc cho con của mình nhé.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|