06.01.2018

5 sai lầm cho bé ăn dặm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa


Thông thường, trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi là bạn đã có thể tập cho bé ăn dặm để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc chuẩn bị chế độ ăn dặm cho bé lại không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải nắm được kiến thức về chế độ dinh dưỡng và cho bé ăn như thế nào đúng cách thì bé mới phát triển toàn diện được. Thế nhưng, cũng có không ít trường hợp phụ huynh mắc sai lầm là tác nhân gây tổn thương hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn ăn dặm. Vậy những sai lầm đó là gì?

+ Cho bé ăn bằng cháo ăn liền
Nhiều phụ huynh cho rằng do bé mới ăn dặm không ăn nhiều nên cho bé ăn bào cháo ăn dặm cho tiện, cũng như tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, việc bạn cho bé ăn cháo ăn liền vừa không cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng cần thiết mà còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Do vậy, tốt nhất bạn nên tự nấu cháo cho bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé.

+ Chỉ cho con ăn thức ăn xay nhuyễn

Theo các chuyên gia thì bạn nên tập cho bé ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu, bởi trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn nhỏ. Do vậy, nếu bạn cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé không chỉ quen với cách ăn xay nhuyễn mà còn làm chậm sự phát triển của bé. Vì thế, bạn hãy cho bé tập nhai, tập gặm và khám phá thức ăn nhé.

+ Không chú ý đến triệu chứng táo bón và nổi mẩn

Trong quá trình cho bé ăn dặm cũng có rất nhiều mẹ không để ý đến những biến đổi sức khỏe của bé như chứng táo bón, nổi mẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Sở dĩ bé có những triệu chứng này là do hệ tiêu hóa của bé chưa thích nghi được với thức ăn mới. Do vậy, bạn cần chọn thực phẩm kỹ lưỡng cho phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt, axit béo, nhất là các thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.

+ Ép con ăn quá nhiều
Ở độ tuổi này bé có thể biết được nhu cầu ăn uống của chúng, trẻ biết khi nào chúng đói và khi nào chúng no, chúng biết được loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, nếu bạn cố gắng ép bé ăn cho hết chén bột đầy hoặc ăn hết những rau quả mà bạn đã chuẩn bị sẵn thì sẽ không đúng khoa học và không hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nhớ rằng việc cho bé ăn dặm chỉ là bổ sung thêm thức ăn còn sữa mẹ vẫn là thức ăn chính, vì thế bạn cần cân đo liều lượng đồ ăn dặm sao cho phù hợp với khả năng hấp thụ của cơ thể bé.

+ Cho con ăn dặm quá sớm

Hệ tiêu hóa của bé chỉ có thể bắt đầu sẵn sàng cho việc ăn dặm khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng bé thì quá trình ăn dặm có thể diễn ra sớm hay muộn, điều quan trọng nhất là bạn phải dựa vào những dấu hiệu của bé để sẵn sàng cho bé ăn dặm bên ngoài.

Như chúng tôi đã nói, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non yếu nên việc cho bé ăn dặm cần phải hết sức lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho con mình một cách tốt nhất nhé.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 




Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here