Không giống với người lớn, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, do vậy thường mắc phải rất nhiều căn bệnh, đặc biệt là cảm cúm. Việc điều trị bệnh này ở trẻ cũng tương đối phức tạp, nếu mắc sai lầm có thể dẫn đến nhiều mối nguy hiểm khác nữa. Theo như chia sẻ của các chuyên gia thì tốt nhất các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình điều trị cho bé.
1. Giữ chúng ở nhà
Thay vì gửi con đến trường và nhờ sự chăm sóc của cô giáo thì tốt nhất bạn nên để chúng ở nhà điều trị, tránh nguy cơ bệnh nặng cũng như lây lan cho các đứa trẻ khác. Dù trẻ sốt cao hay chỉ mới bắt đầu có những dấu hiệu bị bệnh thì đi chăng nữa thì việc làm này cũng là cách để giúp trẻ có được sự chăm sóc tốt hơn. Đặc biệt, khi có những trường hợp bất ngờ thì các bậc phụ huynh cũng dễ dàng xử lý.
2. Điều trị sốt
Sốt là biểu hiện cho thấy con của bạn đang chống lại sự nhiễm trùng của mình. Nếu quan sát thấy trẻ sốt vượt mức 100,2 °F (37,8 độ C) và có những dấu hiệu bị đau nhức thì các bậc phụ huynh có thể cho trẻ dùng acetaminophen (Paracetamol) hay ibuprofen. Lưu ý bạn cần phải sử dụng sản phẩm và liều lượng theo đúng đề nghị với trẻ. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 100.4 °F (37,9độ C), hay từ 3 tháng đến 3 tuổi và có nhiệt độ trên 102,2 °F (39 độ C) thì bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
3. Tránh mất nước
Giữ nước cho cơ thể là rất quan trọng, nhất là khi trẻ bị bệnh. Ngoài nước lọc bạn có thể cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả tươi.
4. Chống nghẹt mũi
Nếu trẻ bị ách tắc và khó thở, bạn có thể áp dụng với các biện pháp tự nhiên như nhỏ vài giọt nước muối vào mũi, đối với thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi không được khuyến khích sử dụng cho trẻ. Trong một số nghiên cứu mới cho thấy, trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi khi được nhỏ một lượng muối để rửa sạch mũi thì thời gian phục hồi cảm lạnh hay cúm sẽ được nhanh hơn.
Để nhỏ nước muối, phụ huynh nên để cho bé nằm xuống, nhỏ vào mỗi lỗ mũi từ 2 đến 3 giọt rồi nhẹ nhàng thổi vào mũi của trẻ là được.
5. Điều trị da bị kích thích
Việc thường xuyên lau mũi ở trẻ có thể sẽ khiến cho da mũi có màu đỏ và đau. Do vậy, cách để ngăn chặn tình trạng này chính là sử dụng một miếng vải ẩm ướt để lau chùi. Trong trường hợp mũi của trẻ bị kích thích thì hãy nhẹ nhàng chà xát dầu bôi trơn vào vị trí ấy để giúp cho nó dịu hơn.
6.Giữ tay sạch sẽ
Phụ huynh cũng phải dạy cho trẻ rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi trẻ bị ho, hắt hơi và ngay cả trước khi ăn.Chỉ một việc làm đơn giản này cũng đủ giúp ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ luôn khỏe mạnh hơn.
Thùy Duyên