14.07.2018

Phân biệt cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng xoang

Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường hay nhầm lẫn sổ mũi, hắt hơi kéo dài là do trẻ bị nhiễm trùng xoang. Trong khi đó, cũng có nhiều người lại nhầm lẫn nhiễm trùng xoang là do cảm cúm thông thường gây nên mà lơ là, chủ quan trong quá trình điều trị. Chính vì vậy, để giúp bạn đọc phân biệt được cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng xoang chúng tôi đã tổng hợp bài viết sau đây. 

1. Phân biệt các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng xoang 

Cảm lạnh

Cảm cúm

Nhiễm trùng xoang

Bệnh do các virus gây ra, nhưng chỉ tổn thương đường hô hấp trên.

Nhiễm trùng với một trong nhiều chủng virus cúm

Viêm trong vùng xoang, thường do cảm lạnh hoặc di ứng

Các triệu chứng chính

Đau họng, có thể biến mất sau 1 đến 2 ngày. Sau đó là các biểu hiện ở mũi như: chảy nước mũi, tắc mũi, ho.

Đau họng, ngạt mũi, nhức đầu, ớn lạnh, ho.

Buồn nôn và nôn thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn

Nghẹt mũi, dịch mũi có màu vàng hay xanh, đau mặt, nhức đầu kéo dài, cảm giác đau đớn, thấy áp lực đằng sau mắt, má, trán

Nhanh như thế nào

Thường mất vài ngày

Trong vài giờ

Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày

Sốt?

Đôi khi thường nhẹ.

Thường sẽ sốt cao hơn 37.8 đến 38.9 độ C

Không thường xuyên

Mức độ mệt mỏi

Mệt mỏi ít hơn

Mệt mỏi đến kiệt sức

Ít mệt mỏi, chú yếu là do khó ngủ

Đau nhức người

Không thường xuyên

Thường nặng hơn cảm lạnh

Chỉ đau mặt

Thời gian bệnh

7 – 10 ngày

Các triệu chứng kéo dài 1 tuần, có thể mệt mỏi trong vài tuần

Nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần cần gặp bác sĩ, một số trường hợp cần dùng thuốc kháng sinh



2. Biện pháp phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh

+ Các bậc phụ huynh cần cẩn trọng giữ ấm cho cơ thể trẻ, tránh tình trạng nhiễm lạnh, suy giảm sức đề kháng. 

+ Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý, uống nhiều nước lọc hay nước hoa quả. Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường khả năng phòng bệnh.

+ Cho trẻ súc miệng với nước muối bởi nước muối pha loãng có công dụng kháng viêm hiệu quả. Thực hiện điều này sẽ làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng và họng của trẻ. 



+ Dùng các loại thuốc có công dụng thông mũi, điều trị cảm lạnh theo đơn của bác sĩ kê. 

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh chạm tay vào mũi, miệng, mắt vì vi trùng có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể.

+ Bổ sung các loại vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh. Theo các bác sĩ thì bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như ngũ cốc, cá, lòng đỏ trứng, sữa chua, sữa, nước cam…

+ Khi ra ngoài phải nhớ bịt khẩu trang để giữ ấm cho mũi và đồng thời giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. 

+ Vệ sinh răng miệng hằng ngày sạch sẽ, đánh răng vào mỗi buổi sáng tối, súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và kháng viêm. 

Thùy Duyên


Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here