Bệnh thủy đậu có tên gọi khác trong tiếng anh là chickenpox hoặc varicella, đây là một căn bệnh thường biểu hiện nhẹ ở trẻ nhưng có thể biến chứng nguy hiểm sang viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết…ở trẻ sơ sinh, thiếu niên và người lớn. Do vậy, điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần phải nắm rõ triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh thủy đậu.
1. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Trung bình, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện từ 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh đột ngột. Những triệu chứng của nó có thể là nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Thời gian mọc mụn nước là tương đối nhanh, thậm chí trong vòng 1 ngày nó có thể nổi khắp cơ thể. Ngoài ra, mụn nước cũng có thể lây lan ra các màng nhầy, nhất là ở trong miệng và bổ phận sinh dục của trẻ.
Ngoài mụn nước, trẻ khi mắc bệnh thủy đậu còn có một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, lười ăn, còn đối với người lớn thì thường sẽ là đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp không có biến chứng thì thủy đậu có thể sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày, các nốt rạ cũng sẽ dần khô và bong vẩy, không để lại sẹo, nhưng cũng có trường hợp bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì rất có thể sẽ để lại sẹo.
2. Cách phòng bệnh
Giải pháp phòng bệnh thủy đậu tốt nhất hiện nay đó là tiêm vaccine và tiêm một liều duy nhất 0.5ml đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi. Còn với trẻ từ 13 trở lên thì tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 6 đến 10 tuần. Mỗi lần tiêm chủng bạn cần phải chú ý những vấn đề như sau:
- Tiêm chủng ngừa thủy đậu không cần phải tiến hành đối với trẻ em mà thậm chí là cả người lớn. Đối với những người lớn khi mắc phải chứng bệnh này thì có thể kèm theo những biến chứng, thậm chí là còn nặng và nguy hiểm hơn trẻ nhỏ, do vậy chích ngừa là một việc làm vô cùng cần thiết. Đối với các chị em phụ nữ khi có ý định mang thai từ 2 đến 3 tháng trước đó phải tiêm vắc xin để bảo vệ cho bản thân và con.
- Khi đang hoặc đang bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, những người bị mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, bị thiếu hụt hệ miễn dịch bẩm sinh, khi phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không tiêm vắc xin thủy đậu.
- Khi dịch bệnh lan rộng khắp mọi nơi thì cần phải cách ly để ngăn chặn nó phát triển thêm. Tuyệt đối không đứa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hay nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mang chúng đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Nếu trong những trường hợp bắt buộc thì phải để trẻ đeo khẩu trang y tế, ngay sau đó cũng phải vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
3. Cách xử lý khi mắc bệnh
Khi mắc bệnh, cần cách ly cũng như sử dụng các vật dụng riêng để tránh tình trạng lây lan cho người khác. Ngoài ra cũng nên vệ sinh mũi họng hằng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Muốn điều trị bệnh nhanh hơn thì người bệnh không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Cảm giác ngứa ngáy có thể khiến bạn khó mà kiềm chế được, vậy nên hãy cắt móng tay và giữ cho da luôn khô, sạch. Mặc quần áo mềm mại tránh cọ sát vào da.
Những người bị thủy đậu tuyệt đối không được ăn những loại thực phẩm như thịt gà, hải sản, thịt vịt, thịt bò…thay vào đó bạn có thể chọn ăn một số loại thức ăn lỏng mà vẫn đảm bảo cung cấp được đầy đủ calo và chất dinh dưỡng để giúp cơ thể được khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Theo như các chuyên gia chia sẻ, những người mắc bệnh thủy đậu cũng cần kiêng nước và gió, tránh để các chất bẩn đi qua da tạo vết loét và thấm sâu gây tình trạng nhiễm trùng. Bạn chỉ có thể sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người sạch sẽ. Lưu ý khi lau rửa cũng cần phải thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau xong thì dùng khăn để thấm khô người. Nếu tình trạng bệnh trở nặng hơn thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.
Thùy Duyên