23.12.2017

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp


Đối với trẻ nhỏ bệnh về hô hấp là vấn đề rất đáng lo ngại của nhiều phụ huynh, theo thống kê một trẻ có thể bị mắc bệnh hô hấp từ 6-8 lần/năm và số lượng trẻ mắc bệnh hô hấp luôn chiếm số lượng nhiều nhất. Đặc biệt, trẻ em ở khu vực TPHCM và Hà Nội thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đạt mức cao nhất. Vậy bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì? Cách phòng trị ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thứ nhất, Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ nhỏ là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp là do trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trong thời gian dài, với các triệu chứng như: nóng sốt, ho, sổ mũi, thở nhanh, khó thở. Bên cạnh, còn do các yếu tố như: trẻ sinh thiếu tháng; trẻ bị suy dinh dưỡng nặng; trẻ dưới 1 tuổi; môi trường thiếu vệ sinh, thiếu thông thoáng; Trẻ không được chích ngừa đầy đủ.

Thứ hai, Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính bạn cũng nên cho trẻ ăn bình thường, nhưng khi bị bệnh bé rất hay bị ói gây sặc thức ăn vào phế quản, vì thế bạn nên cho trẻ ăn nhiều bữa và ăn mỗi lần một ít để trẻ có thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời, bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả cũng giúp trẻ hạ nhiệt, loãng đờm khi ho.

Bạn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ, tắm, gội bằng nước ấm mỗi ngày, nên phơi nắng sáng và vỗ lưng thường xuyên và rơ miệng bằng nước muối cho trẻ.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính bạn cũng thường xuyên theo dõi tình trạng của bé xem có dấu hiệu bị chuyển nặng hay không. Theo đó, nếu bệnh chuyển nặng bé sẽ có triệu chứng như: trẻ mệt hơn, bú kém, không uống nước, thở nhanh, thở co lõm ngực, ngủ li bì. Khi thấy con có những dấu hiệu này thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viên để có sự can thiệp của bác sĩ nhé.

Thứ ba, Những lưu ý để giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh hô hấp cấp

Khi trẻ bị nhiễm đường hô hấp cấp tính trẻ cần phải được chăm sóc tốt, nên theo dõi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nặng và đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời.

Đồng thời, phụ huynh nên bỏ thói quen tự mua thuốc kháng sinh khi cho trẻ uống mà không theo kê đơn của bác sĩ. Bên cạnh, bạn cũng chú ý tăng sức đề kháng tốt cho bé để chống lại các loại virut, vi khuẩn tấn công gây hại cho bé.

Theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ là vấn đề mà các phụ huynh cần phải hết sức quan tâm nhất là trong thời buổi ô nhiễm môi trường nặng như hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc để con bạn có được sức khỏe toàn diện nhé.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 



Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here