30.12.2017

Khò khè ở trẻ sơ sinh dấu hiệu bệnh nguy hiểm


Đối với trẻ sơ sinh cũng không tránh khỏi những trường hợp bị thở khò khè làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về chứng bệnh khò khè ở trẻ sơ sinh cho bạn tham khảo:

Thứ nhất, Thế nào là thở khò khè?

Khi bạn áp tai vào gần miệng của trẻ và nghe tiếng con thở bất thường giống như tiếng ngáy thì đó là biểu hiện của bệnh thở khò khè. Âm thanh khò khè này có thể nghe rõ từ xa nếu bé thở mạnh, nhưng không phải trường hợp nào cũng liên quan đến bệnh lý nên không ít mẹ nhầm lẫn giữa nghẹt mũi và khò khè. Cũng có một số trường hợp trẻ thở khò khè là do tư thế nằm khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép, khi đó bạn chỉ cần thay thế tư thế nào là tiếng khò khè sẽ biến mất.

Thứ hai, Một số nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh

+ Nguyên nhân đầu tiên khiến bé bị khò khè là do mắc bệnh hen suyễn, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc bé tiếp xúc với khói là một trong những nguyên nhân gây kích ứng nghiêm trọng.

+ Đặc biệt, đối với những trẻ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp dẫn đến tình trạng thở khò khè.

+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì tình trạng thở khò khè có thể do bị mềm sụn thanh quản hoặc vùng thanh quản của bé bị chèn ép bởi mạch máu lớn. Trường hợp này thường xảy ra ở những trẻ sinh non dẫn đến tổn thương đường hô hấp. Để khắc phục tình trạng này bạn nên thường xuyên tắm nắng cho bé, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để sụn phổi của bé mau cứng cáp.

+ Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.

+ Một số trường hợp do dị vật ở đường thở của bé cũng gây ra tình trạng khò khè, thường gặp ở trẻ khoảng 4-5 tháng tuổi.

Thứ ba, Cách xử lý bé bị khò khè

Để tránh tình trạng bé thở khò khè bạn cần lưu ý các điểm sau:

+ Cần vệ sinh mũi của bé thường xuyên để mũi bé được thông thoáng và dễ thở hơn. Bạn có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ cũng giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc này chỉ khắc phục được tình trạng tắc mũi, bạn nên phân biệt được giữa tiếng khò khè và nghẹt mũi nhé.

+ Bạn nên chú ý chỉnh tư thế nằm của bé xem có phải do nằm nghiêng hay nằm sấp dẫn đến khó thở hay không.

+ Các mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé xem tình trạng khò khè có chấm dứt hay nặng hơn không để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời nhé.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 




Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here