14.12.2017

Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh mẹ phải làm gì?


Thời tiết thay đổi thất thường cũng là lúc cơ thể bé dễ bị ảnh hưởng, nhất là dễ mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm do hệ miễn dịch và chất đề kháng của cơ thể còn thấp. Tuy cảm lạnh, cảm cúm là những bệnh lý thông thường và hầu hết các trẻ đều gặp phải, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và tới nơi tới chốn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vậy khi bé bị cảm lạnh mẹ phải làm sao?

Thứ nhất, Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm

Đây là bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra, bệnh cũng có tính lây lan cao từ người này sang người khác. Triệu chứng của bệnh này là bé sẽ bị ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, chán ăn, nước mũi chuyển từ dạng lỏng sang dạng đặc và từ màu vàng sang màu xanh.

Sở dĩ bé bị cảm lạnh, cảm cúm là do bé mặc không đủ ấm, nhất là vào mùa ẩm ướt hay mùa lạnh mà bạn cho bé mặc áo mỏng không che được họng, ngực, tay chân nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh. Ngoài ra, còn do bạn cho trẻ tắm nước lạnh và không kín gió nên bị gió lùa vào cơ thể gây cảm lạnh. Hoặc bạn cho trẻ ra ngoài khi thời tiết lạnh, nhiều gió cũng là nguyên nhân khiến trẻ rất dễ bị bệnh.

Thứ hai, Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm mẹ phải làm sao?

Khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm cảm lạnh, cảm cúm thì các mẹ cần phải chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé, thăm khám để có phương pháp dieu tri cum đúng cách và kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến các đặc điểm sau:

+ Chế độ ăn

Thông thường, nếu trẻ bị bệnh cảm lạnh, cảm cúm thường sẽ kéo dài khoảng 7 ngày thì mới phục hồi, vì vậy lúc này bạn phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của bé để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Theo đó, lúc này bạn nên cho bé ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và phải đảm bảo có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các thực phẩm từ đậu, đồng thời cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả để có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Lưu ý, trong giai đoạn bé bị bệnh bạn tuyệt đối không cho trẻ ăn uống đồ lạnh nhé.

+ Nên cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ bị bệnh chắc chắn sẽ mất rất nhiều nước, vì vậy bạn cần bổ sung đủ lượng nước thay thế để bù đắp cho cơ thể. Bên cạnh uống nước lọc thông thường thì bạn có thể cho bé uống các loại nước sinh tố, sữa tươi sẽ giúp tăng sức đề kháng, dưỡng chất và cũng giúp cho bé dễ uống hơn.

+ Cải thiện hệ hô hấp

Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ kéo theo các triệu chứng là nghẹt mũi, sổ mũi làm cho việc hô hấp trở nên khó khăn hơn. Để cải thiện tình trạng này thì bạn hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi cho bé, có thể thoa thêm dầu khuynh diệp ở vùng ngực, lưng để giữ ẩm cơ thể nhằm giảm ho và nghẹt mũi cho bé.

+ Làm ẩm không khí trong phòng

Ngoài ra, bạn cũng nên chạy máy tạo độ ẩm trong phòng cũng sẽ giúp cải thiện được triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi khi trẻ bị bệnh.

Trên đây là một số kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho con mình một cách tốt nhất nhé!

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 




Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here