27.02.2017

Chăm sóc trẻ bị cảm -cúm (Phần 1)

Bệnh CẢM ( COLD) không phải do bị lạnh

Thông thường, có một số bố mẹ nghĩ rằng cảm do nhiễm lạnh như không khí lạnh, gió lạnh hay ngấm mưa, ngấm nước lạnh,… tuy nhiên khoa học đã chứng minh được, trẻ bị cảm chỉ có một nguyên nhân duy nhất là nhiễm siêu vi, vi khuẩn lây qua đường hô hấp như mắt, mũi, miệng.

Cảm ho sổ mũi là bệnh rất phổ biến ở trẻ, nhất là các bé ở độ tuổi mầm non. Thống kê cho thấy, mỗi năm trẻ sẽ bị cảm từ 10 – 12 lần, nghĩa là trung bình mỗi tháng 1 lần. Nhưng tùy theo từng trẻ mà tỷ lệ mắc bệnh trung bình từ 2 tháng / lần đến 2 lần/ tháng.

Trẻ mắc bệnh nhiều lần vì có đến gần 200 loại siêu vi gây ra bệnh cảm cho bé. Khi bị cảm trẻ sẽ có rất nhiều triệu chứng và biểu hiện bệnh khác nhau, nhưng hầu hết đều bị sổ mũi, ho khan hoặc ho có đàm, khàn tiếng, đỏ mắt và có thể sốt.

Đối với các trẻ đi học mầm non, nguyên nhân lây bệnh nhiều nhất là do trẻ hắt hơi, ho mà không biết che miệng, nước bọt văng dính vào những nơi trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, nắm cửa, hoặc trẻ quẹt mũi mà không rửa, tay dính siêu vi. 

Bệnh CÚM
Thông thường, mọi người thường xem cảm và cúm giống nhau. Tuy nhiên, cúm là do nhiễm siêu vi cúm, triệu chứng cũng có ho, sổ mũi như cảm nhưng không nhiều, đồng thời bệnh cúm còn có các triệu chứng toàn thân như
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức mình mẩy
  • Nhức đầu,…

Vậy làm thế nào để phân biệt được tác nhân gây bệnh do siêu vi hay vi khuẩn?!!


Theo thống kê, có đến 99% trẻ bệnh do siêu vi, 1% bệnh mới do vi khuẩn. Nên dù giai đoạn đầu biển hiện của cả hai nguyên nhân đều giống nhau, người ta thường chẩn đoán dựa theo xác suất bệnh sẽ do siêu vi gây ra.

Trên thực tế, một số bố mẹ quá lo lắng nên cho trẻ uống kháng sinh ngay khi có biểu hiện bị cảm. Kháng sinh không làm rút ngắn thời gian bị cảm do siêu vi ( cũng có nghĩa không rút ngắn thời gian ho hay sổ mũi) và không có tác dụng phòng ngừa các biến chứng của cảm siêu vi như viêm tai giữa, viêm phổi, ….
Do đó, theo các khuyến cáo hiện nay, trẻ bị cảm thì nên CHỜ, nếu quá 2 tuần mà bé không cải thiện triệu chứng thì mới dung kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ và uống đủ liều để tránh đề kháng kháng sinh.

Một số trường hợp trẻ bị cảm cần được đi khám ngay:

  • Bệnh do nhiễm trùng, chỉ cần quan sát thấy trẻ rất đừ, không chơi thì nên đi khám ngay..
  • Trẻ dưới 3 tháng bị sốt. Ở tuổi này, có 1 số bé nhiễm trùng nặng như viêm màng não không có biểu hiện gì ngoài sốt!!. ngoài ra, ở độ tuổi này, bé chưa được chích ngừa đầy đủ, do đó hàng rào bảo vệ bé còn yếu ớt.
  • Trẻ từ 3-6 tháng đã chích ngừa nhưng biểu hiện đừ, thở mệt hay sốt.
  • Trẻ nên được hướng dẫn che miệng khi hắt hơi, ho để tránh lây bệnh cho người khác

Xem tiếp phần 2

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 


Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here