14.03.2017

Chăm sóc trẻ bị cảm - cúm (phần 2)

CHĂM SÓC BÉ KHI BỊ CẢM -  CÚM

HO – SỔ MŨI LÀ PHẢN ỨNG BẢO VỆ TRẺ CỦA CƠ THỂ



Ho là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ bị cảm, đây là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống đàm và siêu vi ra khỏi đường thở trong phổi, phòng ngừa viêm phổi. Do đó, ho là triệu chứng tốt cho cơ thể, nếu bị ngăn cản phản xạ này, bé có nguy cơ suy hô  hấp và viêm phổi. Tương tự, sổ mũi, hắt hơi cũng là cách cơ thể bảo vệ bé, giúp loại bỏ các siêu vi và giúp bé mau lành bệnh.

Khi bé bị cảm do siêu vi, các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt sẽ kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Thông thường, bắt đầu bằng ho khan, sau 4-5 ngày sẽ có đàm và cường độ ho sẽ tăng lên; ngày thứ 5-6, bé sẽ ho nhiều hơn và đây cũng là lúc trẻ sắp hết ho. Cơn ho so cảm siêu vi thường kéo dài khoảng 2 tuần hoặc có khi đến 3 tuần.


CÓ NÊN SỬ DỤNG THUỐC GIẢM HO CHO BÉ KHÔNG? 

Thông thường, bé ho đến ngày thứ 5 -6, bố mẹ sẽ cho bé uống thuốc ho, tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay cho thấy, hiệu quả của thuốc ho không làm trẻ tốt hơn so với không dùng thuốc, đặc biệt các thuốc ho có chứa thành phần dextromethorphan, Bố mẹ không nên tự ý sử dụng  cho bé khi không có chỉ định của bác sĩ; đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, việc sử dụng thuốc ho, sổ mũi phải có ý kiến bác sĩ.

GIÚP BÉ GIẢM HO – NGHẸT MŨI !!

  •          Đối với bé từ 2 tuổi trở lên, bố mẹ có thể sử dụng mật ong để giảm ho cho bé.
  •          Đối với bé nhỏ hơn, khuyến khích bé uống nhiều nước để giảm cơn ho.
  •         Dùng dụng cụ hút mũi cho bé, nhưng không dùng miệng để hút mũi trực tiếp vì cách này còn tăng nguy cơ lây bệnh cho bé.
  •          Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi; hoặc các chai xịt chứa nước biển sâu.
  •          Không dùng nước ấm có nhỏ tinh dầu để xông mũi cho bé vì có thể làm niêm mạc mũi xưng, viêm khiến bé khó chịu.

SỐT

Sốt cũng là phản ứng của cơ thể để bảo vệ bé như ho sổ mũi, sốt giúp cơ thể sản sinh kháng thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Đối với sốt do siêu vi, thường sau 2-3 ngày sẽ tự hết. Bé có thể sốt 38-40oC, nhiệt độ cao hay thấp không phản ánh tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, Bố mẹ hãy quan sát hành vi của trẻ để chẩn đoán bệnh của bé

Bé sốt cao nhưng không xem là bệnh nặng khi
  •  Bé vẫn chơi, lanh lợi
  •  Bé ngủ nhìu hơn, ít chơi hơn nhưng bé vẫn tự dậy ăn, uống nước hay đi tắm.
  •  Bé uống được nước, bố mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước và mặc đồ thoáng mát.
  •  Bé sốt và khó chịu, bứt rứt, quấy khóc,… Bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt. Nếu uống thuốc xong, bé hạ sốt và chơi lại bình thường.

CÁC HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP CỦA BỐ MẸ

-      Bé bị cảm lạnh khi tắm nước lạnh hay tắm quá lâu!!

  • Trước đây, ông bà thường cho rằng tắm bé quá lâu hay tắm nước lạnh sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh và dẫn tới cảm cúm.
  • Thực tế, điều này hoàn toàn không đúng, nước không thể thấm qua da bé để vào cơ thể. Việc tắm nước lạnh không làm bé bị cảm, trừ phi người tắm cho bé bị nhiễm siêu vi vào tay, sau đó lau mặt cho bé và bé bị cảm do nhiễm siêu vi.

-     Thời tiết thay đổi khiến bé bị bệnh!!

  • Bố mẹ theo dõi trên báo đài thường được cảnh báo: do trời nóng/ lạnh nên trẻ dễ mắc bệnh và tỷ lệ trẻ bệnh nhiều hơn.
  • Thực ra, siêu vi cúm có quanh năm, tuy nhiên thường vào cuối năm hay mùa lạnh, các siêu vi phát triển nhanh hơn nên thường gọi là mùa cúm; vào mùa nắng nóng, siêu vi dễ chết hơn so với mùa lạnh nên ít bệnh hơn. Do đó, nhiệt độ bên ngoài không phải là nguyên nhân gây bệnh cảm cúm cho bé.


   

                     Uống nước lạnh gây viêm họng?!!

Bé bị cảm cúm khiến hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn, nguy cơ bội nhiễm các vi khuẩn có thể gây viêm họng. Thông thường, Bố mẹ sẽ cấm hay hạn chế bé uống nước lạnh vì  “ truyền thuyết” uống nước lạnh gây viêm họng.

Thực tế, viêm họng – viêm  nói chung sẽ có cảm giác sung, nóng, đỏ và đau. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm để làm giảm các triệu chứng này nhanh hơn. Ở nhà, Bố mẹ có thể giúp bé giảm bớt cảm giác này bằng cách cho bé uống nước lạnh hoặc ăn 1 que kem để làm giảm đau, giảm sưng. Điều này có thể giải thích một cách hoàn toàn khoa học, vì khi lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, giảm bớt máu dồn đến nơi viêm có nghĩa là làm giảm bớt sung, bớt đỏ, bớt nóng và bớt đau!!

Khi bé ho, cho bé uống nước lạnh sẽ làm cổ họng bớt đau, rát, tê cổ họng và giảm cảm giác kích thích cổ họng tức là giảm ho ( chỉ tạm thời), giúp bé dễ chịu hơn.


-         Bố mẹ có thể giúp bé hạn chế bị cảm cúm bằng cách hướng dẫn và cùng bé rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh cúm !!
 

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 



Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here