Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Khi trẻ bị bệnh đau mắt đỏ thường có những triệu chứng có thể quan sát thấy như:
- Mắt đỏ , có dử mắt (dử mắt còn gọi là ghèn, gỉ mắt)
- Một mắt đỏ trước, sau lan sang mắt còn lại
- Bé cảm thấy khó chịu ở mắt, cảm giác cộm như có cát, nhiều dử mắt, sang ngủ khó mở mắt do dử mắt dính chặt
- Mi mắt sung phù, mọng đỏ, đau nhức, cộm, chảy nước mắt
- Đau mắt đỏ không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm và gây ra nhiều biến chứng về mắt
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy, để bé không mắc phải đau mắt đỏ mẹ cần chú ý:
- Rửa tay cho bé bằng xà phòng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Trong thời điểm có dịch, hãy nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% ít nhất 3 lần mỗi ngày.
- Tuyệt đối không để bé tiếp xúc với người bệnh, không cho bé dùng chung đồ với người khác, kể cả người không mắc bệnh.
- Hạn chế đến những nơi đông người, nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện, trường học, khu công cộng.
- Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm và hạn chế cho bé tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm như khói bụi, thuốc lá, thuốc diệt côn trùng,… hạn chế cho trẻ đi bơi tại các bể bơi công cộng
- Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không chỉ riêng ở trẻ nhỏ. Vì vậy, ngoài việc chú ý phòng tránh cho bé mẹ cũng phải tự bảo vệ cho mình và cho cả gia đình phòng dịch bệnh.
Khuyến cáo của Khoa hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 2, khi bị đau mắt đỏ cần chú ý:
– Giữ vệ sinh sạch sẽ, đi đường đeo kính, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý (Natrichlorua 9‰)
– Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và đặc biệt phải rửa tay kỹ trước khi sờ vào vùng mắt mũi.
– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt.
– Khi bị bệnh phải có ý thức phòng lây nhiễm cho người khác: dùng riêng khăn, đeo kính và khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, rửa tay trước khi dùng đồ vật chung.
– Khi có người trong gia đình bị bệnh cần cách ly.
– Nên đến khám ở các cơ sở y tế.
– Không tự ý mua thuốc để nhỏ mắt.
– Điều trị thuốc theo toa, dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B, C.
Dấu hiệu nên đi khám bệnh đau mắt đỏ:
– Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng.
– Thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt còn lại sau vài ngày.
– Mi mắt sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc.
– Khó nhìn nhưng không giảm thị lực.
– Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ…
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh do virus gây ra: virus cúm Influenzae, herpes, Adenovirus, Enterovirus,...
Anaferon for children - An toàn cho trẻ từ 01 tháng tuổi
Anaferon for children - Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhóm nguy cơ: hen suyễn, dị ứng,...
|
|