Ở kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu cho mọi người 5 loại bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu và cách phòng tránh chúng sao cho hiệu quả nhất. Kỳ này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến những căn bệnh cũng nguy hiểm không kém xuất hiện vào thời điểm này. Tham khảo để biết cách chăm sóc, bảo vệ con trẻ đúng cách bạn nhé!
6. Sốt xuất huyết
Căn bệnh này lây lan do muỗi, có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời điểm bệnh bùng phát nhiều nhất cuối mùa hè và đầu mùa thu, bắt đầu vào mùa mưa. Do không khí lúc này ẩm thấp, muỗi sinh sảnh nhanh; Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi; đồng thời trẻ càng nhỏ, bệnh càng có nguy cơ nặng hơn. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này tuy nhiên thường bệnh nhẹ hơn.
Biểu hiện của bệnh: trẻ sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 2 đến 4 ngày. Có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Nên cho bé giảm sốt lbằng Paracetamol, đồng thời cho trẻ đến bệnh viện để Bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Để phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ, nhất là trong mùa dịch Bố mẹ nên:
+ Cho bé mặc quần áo dài tay, mắc màn ngủ dù là ban ngày hay ban đêm.
+ Không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt.
+ Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra bên ngoài để bảo vệ bé.
+ Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ. Hàng tuần, phải cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra, thả cá 7 màu diệt lăng quăng, bọ gậy.
+ Phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu. Ngoài ra, cần phải loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe…). Thay nước bình hoa mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào bát nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.
7. Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Viêm tiểu phế quản xảy ra bởi loại một loại virus phát triển mạnh vào mùa thu đông, có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em, chủ yếu dưới trẻ dưới hai tuổi. Thông thường, viêm tiểu phế quản hay lây từ người người khi tiếp xúc với dịch mũi và họng của người mang virus.
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi thấy bé có dấu hiệu ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Nếu sau 3 đến 5 ngày, tình trạng ho càng nhiều hơn, thở khó và thở rít. Nếu như có dấu hiệu bệnh nhẹ, bạn nên chú ý cho bé ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước lọc. Nhỏ một vài giọt muối sinh lý để bé dễ thở, bú tốt hơn. Khi có dấu hiệu trở nặng cần đưa đến bệnh viện để điều trị.
Phòng tránh bệnh như sau:
+ Rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc bé
+ Không hôn bé
+ Tránh để bé từ 2 đến 3 tháng tiếp xúc với môi trường đông người hoặc nơi có không khí không thông thoáng.
+ Nếu bé bị sổ mũi, nên hút và rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch sinh lý, ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản.
+ Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang có chứng sổ mũi hay sử dụng chung các dụng cụ với những đứa trẻ khác.
+ Không hút thuốc trong phòng bé.
8. Tiêu chảy
Đây là bệnh do rotavirus gây ra, xẩy ra nhiều nhất ở trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy rất dễ xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường phân – miệng. Biểu hiện ban đầu khi trẻ mắc bệnh là nôn trước, sau khoảng 1 đến 2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể sẽ bị ho, sốt, do vậy nhiều bậc phụ huynh thường hay bị nhầm với các bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Khi bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, mất muối quá nhiều, dẫn đến trụy mạch thậm chí là tử vong nếu không bù đắp dịch kịp thời. Do vậy, Bố mẹ nên cho trẻ bù lại bằng dung dịch oresol, lưu ý phải sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì, không được pha quá loãng hoặc quá đặc. Nếu thấy trẻ quá mệt thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện
Phòng bệnh:
+ Tiêm vacxin phòng bệnh
+ Giữ vệ sinh cho bé trong ăn uống. Thức ăn vừa nấu xong nên cho bé dùng ngay, với loại thức ăn chưa dùng hết cần bảo quản trong tủ lạnh, nếu muốn cho bé dùng cũng cần phải đun sôi kỹ.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải chú ý không để bé tiếp xúc với động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà hay những loại vật không có lông. Những loài động vật này thường chứa khá nhiềm mầm bệnh, có thể lây truyền từ động vật qua bàn tay vào thức ăn.
Hi vọng rằng, với những chia sẻ của chúng tôi, các bậc phụ huynh có thể biết cách chăm sóc, ngăn ngừa bệnh cho bé hiệu quả nhất vào mùa thu.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|
Thùy Duyên