03.08.2017

Cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ



Thời tiết đổi mùa, mưa gió thất thường, số lượng trẻ bị cảm siêu vi cũng như các bệnh do virus đang có nguy cơ gia tăng trở lại như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy. 
Bệnh tay chân miệng không quá mới nhưng sẽ làm Bố Mẹ lo lắng khi cho trẻ đến trường vì nguy cơ lây từ bạn bè, và bé năm trước đã mắc bệnh rồi thì năm nay vẫn có nguy cơ mắc lại.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi (nhóm entero virus) gây ra nên triệu chứng cũng hơi giống cảm cúm: sốt, ho ít, chảy mũi, có thể tiêu lỏng hoặc ói nhưng trẻ cảm thấy khó chịu hơn nhiều vì những mụn loét ở miệng làm trẻ đau, ăn không ngon, ngủ không yên. 
Mụn nước hay còn gọi là hồng ban nổi ở vị trí đặc biệt như tên gọi của bệnh như lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay.
Số lượng mụn nước nổi nhiều hay ít không phản ánh bệnh nặng hay nhẹ, Bô Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu khác của trẻ để có kế hoạch chăm sóc tốt cho bé cũng như biết khi nào cần đưa bé đến bệnh viện.
Khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu như sau, Bố Mẹ nên nhanh chóng cho bé đến Bệnh viện để Bác sĩ hỗ trợ 
 
  1. Sốt cao liên tục không hạ sốt với các thuốc thông thường như paracetamol.
  2. Giật mình chới với khi ngủ hoặc thức
  3. Run chi
  4. Đi đứng loạng choạng không vững
  5. Quấy khóc liên tục dỗ không nín
  6. Nôn ói liên tục
  7. Trẻ lừ đừ, li bì thờ ơ với các trò chơi ưa thích
  8. Co giật
  9. Da xanh tái
  10.  Thở mệt
 

Nếu trẻ vẫn chơi, ăn được, không cần thiết phải cho trẻ nhập viện để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo từ trẻ khác. Nếu có điều kiện, Bố Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, giữ môi trường thông thoáng.
Trẻ thường diễn biến bệnh rất nhanh, do đó, Bố Mẹ không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu nặng của bệnh
KHÔNG CÓ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU.
Đa số bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ tự hết và không có thuốc điều trị đặc hiệu.Trừ các trường hợp biến chứng nặng Bác sĩ sẽ có các thuốc hỗ trợ chuyên biệt.
Bố mẹ đừng quá hoảng sợ khi con mắc bệnh mà cần theo dõi kĩ dấu hiệu bệnh của trẻ để phối hợp với Bác sĩ kịp thời là được.
CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG
Cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung các loại trái cây, nước ép. Có thể “chiều” bé bằng cách cho bé ăn các thức ăn ưa thích hang ngày nhưng nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa không nhiều dầu mỡ.
Có thể cho bé ăn hoặc uống thức uống lạnh vừa phải để giảm đau cho bé
Không tư ý bôi thuốc lên các nốt mụn nước; Một số Bố Mẹ sợ trẻ sẽ nhiễm trùng do các nốt mụn nước nên thường hay sử dụng xanh methylene bôi lên vết ban, điều này không cần thiết. Hướng dẫn bé không gãi cào. Chỉ sử dụng thuốc cho bé khi có bác sĩ chỉ định.
Phòng ngừa lây nhiễm cho các thành viên khác trong nhà: rửa đồ chơi, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn; hạn chế tiếp xúc các bé khác để tránh lây bệnh.
Phòng bệnh cho trẻ bằng cách tăng cường miễn dịch cho trẻ, ăn uống cân đối, đầy đủ dưỡng chất.
Hướng dẫn bé tập thể dục thường xuyên. Giữ gìn vệ sinh tốt: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; giữ gìn vệ sinh thân thể.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 




Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here