3. Bệnh tay - chân - miệng
Đây là bệnh thường gặp và có nhiều biến chứng nhất đối với trẻ. Biểu hiện của bệnh là trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, xuất hiện các nốt ban hồng nhỏ ở tay, chân, lưỡi, vòm miệng... Những nốt ban này sẽ trở thành bóng nước và lở loét. Ngay sau khi phát hiện con có dấu hiệu bị bệnh tay – chân – miệng mẹ ngay lập tức đưa trẻ đi khám để phòng những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Mẹ cũng lưu ý, khi con bị bệnh cần phải cách ly trẻ với mọi người trong nhà, đeo khẩu trang khi chăm sóc con và không được tiếp xúc hay hôn lên da trẻ vì có thể mẹ sẽ bị lây bệnh từ con.
4. Bệnh sởi
Triệu chứng của bệnh sở thường bộc lộ sau 10 -12 ngày tiếp xúc với siêu vi, đây cũng là lí do nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do bệnh sởi không “lộ” sớm như những bệnh khác do virus gây ra. Những dấu hiệu có thể nhận rõ sau khi trẻ bị sởi như: sốt, chảy nước mũi, ho, phát ban, mắt đỏ và rất dễ dàng thành dịch.
Theo thống kê, hàng năm có tới 100 triệu trường hợp mắc bệnh sởi và 6 triệu người tử vong do sởi. Khi nhận thấy con có dấu hiệu bị sởi, mẹ không được chủ quan tự chữa bệnh tại nhà cho con, cần đưa con tới bệnh viện để khám ngay lập tức.
Bên cạnh đó, nếu trẻ có sức đề kháng trẻ tốt, mẹ chăm sóc bị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, trẻ sẽ mau khỏi. Ngược lại, nếu không chăm sóc, điều trị bệnh cho trẻ theo đúng phác đồ sẽ có nhiều biến chứng như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não, tử vong. Điều đáng nói, các bệnh nhân tử vong do sởi đều gầy yếu, suy dinh dưỡng và miễn dịch kém, do đó, cha mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ để con phát triển khỏe mạnh và chống lại được các virus gây bệnh theo mùa.
5. Thủy đậu
Đây cũng là bệnh rất dễ lây truyền do virus. Cũng giống sởi, sau 2 -3 tuần, bệnh mới phát ra ngoài nên thường gây khó khăn trong việc nhận biết và điều trị. Nếu mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu nổi các nốt đỏ trên mặt, xung quanh nốt đỏ có riềm da đỏ 1mm, sốt nhẹ, biếng ăn, nôn ói thì cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc thủy đậu.
Đồng thời mẹ cần lưu ý, bệnh thủy đậu khác tay – chân – miệng ở chỗ bóng nước thủy đậu có nhiều kích cỡ, bóng nước tay chân miệng thì đều nhau. Bóng nước thủy đậu có thể xuất hiện toàn thân, còn tay – chân – miệng chủ yếu ở tay, chân và miệng. Bóng nước thủy đậu gây ngứa còn tay – chân – miệng thì không.
Nếu mẹ không chăm sóc trẻ cẩn thận có thể gây ra những biến chứng sau này như viêm tai giữa, viêm não, nhiễm trùng máu...
Với những trẻ bị thủy đậu, mẹ cần cách ly, tránh tiếp xúc chung với đồ đạc của trẻ, mẹ cũng cần đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ, không hôn hay tiếp xúc trực tiếp lên da trẻ.
6. Bệnh zona
Hay còn gọi là bệnh giời leo với các triệu chứng như cơ thể đau nhức dai dẳng, ngứa... Tại các vết đau sau 1-3 ngày sẽ nổi nốt đỏ và có mủ, đóng vảy khoảng 10 -12 và tự bong ra. Nếu mẹ thấy trẻ nóng sốt và các nốt đỏ lan rộng, đặc biệt gần mũi, mắt thì cần đưa con đi khám ngay lập tức để tránh tổn thương thị lực.
Khi trẻ bị zona mẹ có thể tắm rửa bình thường nhưng tắm nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vào các vùng da bị các nốt đỏ để tránh viêm nhiễm, lở loét.
7. Tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ chủ yếu do virus rota gây ra. Virus rota lây lan bệnh rất nhanh, chủ yếu qua đường phân, miệng, tay, chân, các đồ vật bị lây nhiễm. Đặc biệt là tiêu chảy cấp rota cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong.
Biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ bị tiêu chảy do virus này là sốt, ói mửa nhiều và đi phân lỏng toàn nước, hoa cà hoa cải. Trẻ đi tiêu hoặc nôn ói khoảng 20 lần mỗi ngày. Điều này sẽ dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải ở trẻ khiến trẻ trẻ suy nhược cơ thể, biếng ăn, bệnh càng trầm trọng hơn.
Tốt nhất, khi thấy con có dấu hiệu đi tiêu 7 lần/ngày, mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức. Nếu để lâu sẽ nguy hiểm tới tính mạng của con.
8. Viêm não Nhật Bản
Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về não như động kinh. Bệnh thường lây qua các vết đốt của muỗi bị truyền nhiễm hoặc ổ bệnh ở trong lợn. Đó là lý do trẻ ở khu vực nông thôn thường bị viêm não Nhật Bản nhiều hơn so với trẻ ở thành phố. Bệnh thường phát vào mùa thu, mùa mưa ở các vùng nhiệt đới vì đây là thời điểm muỗi sinh sản nhiều nhất.
Triệu chứng của bệnh thường khó nhận biết (do ủ bệnh), thường sau 5 -15 ngày bệnh mới biểu hiện ra ngoài như sốt, nôn mửa, đau đầu, động kinh. Viêm não Nhật Bản để lại những biến chứng rất nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao, nếu sống sót cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề tới thần kinh, nhận thức.
Mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản khi trẻ được một tuổi để phòng ngừa khả năng nhiễm bệnh cao nhất ở trẻ.
Anaferon for children đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa các bệnh do virus. Kết hợp cả hai cơ chế kháng virus và điều hòa miễn dịch do đó có thể sử dụng cả trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc
|
|