12.12.2017

Cách để phân biệt bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý và sinh lý


Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất thường gặp và bệnh sẽ tự khỏi sau một tuần sau đó. Tuy nhiên, trẻ bị vàng da thường được chia ra 2 trường hợp do sinh lý và bệnh lý, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bại não, thậm chí là tử vong. Vậy làm sao để phân biệt được trẻ vàng da do bệnh lý và sinh lý? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thứ nhất, Phân biệt trẻ sơ sinh vàng da do sinh lý và bệnh lý

1.  Trẻ vàng da do sinh lý

Ở những trẻ dù sinh đủ tháng nhưng cũng có nguy cơ bị vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Đối với trường hợp này bé sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần và 2 tuần đối với trẻ sinh non, thể chất kém. Mức độ vàng trên da sẽ có màu vàng nhẹ sau đó nhạt dần từ mặt đến các chi. 

Triệu chứng vàng da sinh lý ở trẻ được xem là bình thường nếu không có các triệu chứng bất thường khác như: thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,…Thông thường, bệnh vàng da do sinh lý sẽ không có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2. Trẻ vàng da do bệnh lý

Vàng da do bệnh lý ở trẻ sơ sinh sẽ có các biểu hiện bất thường như:

+ Bệnh sẽ xuất hiện kéo dài trên 2 tuần và xuất hiện sớm hơn khoảng 2 ngày sau sinh. Màu vàng xuất hiện trên toàn thân và tăng dần đến các chi và cả mắt của bé.

+ Trẻ bị vàng da do bệnh lý sẽ có sức khỏe suy giảm, nước tiểu có màu vàng, phân có màu vàng hoặc bạc màu. 
+ Trẻ còn có các triệu chứng khác như: lừ đừ, bị sốt, co giật, bỏ bú,…

Thông thường, nếu trẻ bị vàng da do bệnh lý sẽ bao gồm 2 mức độ sau:

+ Mức độ nhẹ: da bé chỉ hơi vàng ở mặt và thân mình, bé không có biểu hiện quấy khóc và vẫn bú sữa bình thường.

+ Mức độ nặng: da bé có màu vàng sậm, màu vàng này lan xuống các chi, trẻ ít bú hoặc bỏ bú. Trường hợp nặng thì phạm vi vàng sẽ lan rộng ra khắp cơ thể, đến khi vàng cả chân và tay thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Thứ hai, Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

Khi trẻ có các dấu hiệu vàng da dưới đây thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện như:

+ Trẻ vàng da, bú kém, co giật.

+ Vàng da lộ rõ đến ngực, bụng trên  dây rốn.

+ Vàng da ở vùng đầu đối với trẻ sinh non.

+ Vàng da phần đầu, ngực không có dấu hiệu quấy khóc, nôn trớ, bú ít hoặc bỏ bú.

+ Bé vàng da, vàng mắt, phân có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau sinh, nước tiểu màu vàng.

Để phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thì trong suốt thời kỳ mang thai các mẹ cần khi khám định kỳ để phát hiện những bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn sau khi sinh ra nhé!

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 



Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here