Trẻ bị nhiệt miệng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề ăn uống, khiến trẻ ăn không ngon, chán ăn thậm chí là bỏ ăn, điều này khiến các phụ huynh vô cùng lo lắng về tình trạng sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi một vài lưu ý sau nhé!
Thứ nhất, Về nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nhiệt miệng ở trẻ như:
+ Trẻ bị viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, sâu răng, viêm tủy răng.
+ Do chức năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm.
+ Trẻ bị rối loạn nội tiết bên trọng, do dị ứng thuốc và thực phẩm.
+ Trẻ bị nhiễm khuẩn, virut
Thứ hai, Biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng
Khi trẻ bị nhiệt miệng sẽ có các biểu hiện sau:
+ Trẻ sẽ có triệu chứng bị viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét trong miệng sẽ gây cho trẻ cảm giác rất khỏ chịu, trẻ thường xuyên quấy khóc nhất là khi trẻ nhai nuốt, ăn uống.
+ Miệng trẻ thường xuyên bị chảy nước dãi.
+ Trong niêm mạc miệng trẻ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to từ 1-2mm màu trắng hoặc ngà, đốm to từ 8-10mm, hơi mọng nước, vài ngày sau sẽ vỡ ra tạo thành vết loét. Nếu không có biến chứng thì vết nhiệt miệng sẽ tự lành sau 10-15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Đây là nguyên nhân khiến trẻ ăn uống khó khăn, gây sốt hoặc nổi hạch rất khó chịu.
Thứ ba, Biện pháp điều trị trẻ bị nhiệt miệng
+ Đối với trường hợp trẻ bị nhẹ thì bạn chỉ cần cho uống thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B thì trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng 10 ngày.
+ Bên cạnh, các mẹ cần cho trẻ uống Vitamin C liều cao, B2, vitamin A sẽ giúp cho cơ thể tái tạo niêm mạc giúp nhanh chóng khỏi bệnh.
+ Cho trẻ uống bột sắn dây 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm tình trạng đau rát trong trường hợp trẻ bị nhẹ.
+ Cho trẻ ngậm mật ong hoặc bạn lấy tăm bông thấm mật ong rồi bôi vào chỗ bị loét.
+ Mẹ cho trẻ uống rau má, rau ngô hàng ngày. Đồng thời, cho trẻ ăn nhiều rau cải xanh, cải bắp, uống nước cam, chanh. Sau khi ăn xong bạn cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng cũng rất tốt cho trẻ.
Thứ tư, Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nhiệt miệng
+ Bạn cần đảm bảo cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
+ Nên giải nhiệt cho trẻ bằng nước rau má, nước râu ngô và uống thay nước lọc mỗi ngày.
+ Cho trẻ ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh.
+ Kiêng không cho trẻ uống đá lạnh.
+ Nên cho trẻ ăn nhạt, không nên ăn thức ăn quá nóng, mặn, các gia vị gây nóng như: ớt, tỏi, gừng, tiêu,…vì sẽ gây cảm giác khó chịu làm vết loét càng trở nên nặng thêm.
+ Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan,…
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bị nhiệt miệng phụ huynh nên chăm sóc kỹ lưỡng, thường xuyên quan sát, nếu bệnh có dấu hiệu biến chứng nặng thì nên đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được điều trị.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|