Trên thực tế, biểu hiệu của bệnh cảm lạnh và cảm cúm là tương đối giống nhau, do đó nếu phụ huynh không biết cách phân biệt và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy làm sao để phân biệt được 2 loại bệnh này? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số kiến thức cho bạn cần nắm để chăm sóc cho con của mình nhé!
Thứ nhất, Nguyên nhân dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ
+ Đối với cảm cúm
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp bởi virut cúm gây ra. Loại cúm này do 2 chủng loại virut cúm A và B gây ra. Khi mắc bệnh cảm cúm bệnh nhân thường có các triệu chứng như: đau khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng, sổ mũi.
+ Đối với cảm lạnh
Bệnh này do nhiều loại virut khác nhau, trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng virut này lại có tới hơn 100 chủng loại khác nhau. Ngoài ra, còn có các virut khác như: Enterovirus, Coronavirus...do vậy trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều đợt trong năm.
Thứ hai, Phân biệt trẻ bị cảm lạnh và cảm cúm
Như chúng tôi đã nói ở phần trên, thực tế phụ huynh rất khó để phân biệt được con mình đang bị cảm lạnh hay cảm cúm bởi 2 bệnh này có biểu hiệu tương đối giống nhau. Người bệnh sau khi bị nhiễm virut khoảng 24-48 giờ sẽ có các biểu hiện sau:
+ Sốt: Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm đều có dấu hiệu bị sốt. Trong đó, nếu trẻ bị cảm lạnh thì sẽ bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt. Còn đối với cảm cúm trẻ bị sốt cao đột ngột có thể trên 38,5-39 độ C.
+ Ho: Trẻ bị ho khán, sau 1-3 ngày có thể dẫn đến ho đờm, nghẹt mũi, quấy khóc, lăn lộn khó ngủ, tắc mũi, không chịu bú mẹ.
+ Sổ mũi: ban đầu dịch tiết ra lỏng, nếu không được vệ sinh kỹ lượng sẽ bị ứ đọng nhiều bị nhiễm vi khuẩn thì dịch trở nên đục, xanh hoặc vàng.
+ Trẻ bị cảm cúm thường có dấu hiệu bị đau, đây cũng là cách để bạn có thể phân biệt được bé đang bị cảm cúm. Theo đó, trẻ bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau khắp cả người, vì thế trẻ thường quấy khóc, khó chịu.
+ Trẻ bị sưng phù mí mắt, có gỉ mắt thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh.
Thứ ba, Biện pháp phòng tránh bệnh cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ
+ Bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, có thể cho trẻ ngủ trưa nhiều hơn bình thường.
+ Đặt một vài cái khăn hoặc thêm tấm lót dưới đệm của bé nhằm giúp trẻ nằm cao đầu sẽ dễ thở hơn.
+ Các mẹ có thể nhỏ vài giọt muối vào mũi để giảm nghẹt mũi cho bé.
+ Có thể đặt máy tạo cẩm hoặc máy phun sương trong phòng bé để giúp mũi được thông thoáng hơn.
+ Kết hợp bôi kem mềm lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi thường xuyên.
+ Nên bổ sung đủ nước cho trẻ bằng sữa mẹ, sữa bột hoặc nước.
Để dieu tri cum và cảm lạnh hiệu quả thì các phụ huynh cần phải tìm hiểu và phân biệt được 2 loại bệnh này. Nhưng tốt nhất và an toàn nhất chúng tôi khuyên bạn nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất nhé.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|