Sôi bụng là một trong những triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh, khi mắc chứng sôi bụng trẻ thường rất khó chịu, quấy khóc. Bệnh tuy không có tính nguy hiểm nhưng bạn cũng cần phải điều trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh bị sôi bụng cho bạn tham khảo để chăm sóc cho con của mình nhé!
Thứ nhất, Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường là do các nguyên nhân phổ biến sau:
+ Do chế độ dinh dưỡng của bé không hợp lý, trong đó việc cho bé uống sữa không đúng công thức là một trong những nguyên nhân chính.
+ Hoặc cũng có thể do mẹ ăn thức ăn lạ, các thức ăn này sau khi tiêu hóa sẽ tiết qua sữa mẹ. Vì thế, khi trẻ sơ sinh bú vào sẽ bị sôi bụng do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu không thích nghi được với những loại thức ăn này. Ngoài ra, cũng có thể do mẹ ăn nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu cũng khiến cho con của bạn bị sôi bụng đấy.
+ Một nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng là do bình sữa của bé không được tiệt trùng kỹ lưỡng trước khi cho bé uống. Khi đó, bình sữa có thể bị nhiễm khuẩn nên khi bé uống vào sẽ bị sôi bụng, trường hợp nặng còn làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Thứ hai, Cách phòng trị trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Để phòng tránh trẻ bị sôi bụng bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
+ Thay đổi tư thế bú cho bé
Khi đang cho con bú nếu mẹ nghe âm thanh của trẻ bị sôi bụng thì bạn nên đổi sang tư thế khác phù hợp hơn. Sau đó, bạn đặt bé lên giường và gập đầu gối cho bé liên tục. Bên cạnh, bạn cũng cần đảm bảo bé ngậm vừa đầu ty để không khí không lọt vào khi bé bú nhé.
+ Mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống
Trong giai đoạn sơ sinh nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ, vì thế bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Theo đó, mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm, gia vụ cay nóng, có nhiều dầu mỡ. Nếu trường hợp trẻ bị sôi bụng kéo dài thì mẹ nên giảm hoặc kiêng các loại thực phẩm như: cà chua, giá đỗ, cải bắp, sữa đầu nành,…nhằm giảm lượng khí sinh ra trong bụng của bé.
Ngoài ra, để hạn chế trẻ bị sôi bụng thì mẹ nên cho bé bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, đồng thời mẹ chú ý tăng cường các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sữa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con khi bú. Riêng đối với những trẻ bú bình bạn cần phải vệ sinh, tiệt trùng bình sữa cẩn thận trước khi cho con bú nhé.
Như chúng tôi đã nói, trẻ sơ sinh bị sôi bụng tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị sôi bụng thường xuyên tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị triệt để nhé.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|