20.06.2017

Không nên chủ quan với thuốc ho cho trẻ

Chứng ho ở trẻ em

Trẻ bị cảm - ho, Cha mẹ thường rất sốt ruột  khi thấy bé khi thì ho húng hắng, khi thì cả tràng dài, có khi ho đến mặt đỏ au,… rồi ho bất kể thời gian ngày đêm, đang chơi, đang ngủ, đang nói chuyện,… 

Ho không phải là một căn bệnh

Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

Khi trẻ bị cảm thì ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Phản xạ ho giúp làm sạch đường thở của trẻ, bảo vệ cho phổi và việc điều trị ho cần phải kết hợp với việc điều trị nguyên nhân gây ra ho. Triệu chứng ho trong những trường hợp ho cảm thông thường phải mất đến 2-3 tuần mới khỏi, và thường ho sẽ nặng lên sau khoảng vài ngày bị bệnh, lúc này cho dù uống thuốc ho hay không thì trẻ vẫn cứ ho tăng lên trong vòng 4-5 ngày đầu và sẽ bớt ho dần sau 1 tuần.

Trường hợp ho nào của bé bạn có thể theo dõi, chăm sóc ở nhà?

Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, bạn có thể theo dõi bé ở nhà.
Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.

Cần lưu ý
Một thói quen nguy hiểm của cha mẹ đó là  thường ỷ lại kinh nghiệm chữa trị cho bé đầu lòng, tự ý mua thuốc, ra toa và cho bé uống thuốc khi thấy con bị ho cảm, thậm chí sử dụng các loại thuốc chưa được kiểm định của các cơ quan y
tế được bày bán trên thị trường.

Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ - FDA đã cảnh báo các trường hợp ngộ độc do quá liều và bất cẩn ở trẻ em do những thuốc ho cảm bán không cần toa hoặc chỉ định từ bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ - không cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho cảm mà không có hướng dẫn - chỉ định của Bác sĩ. Bố mẹ cũng nên tập thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ dùng thuốc, một số thuốc còn ghi rất rõ và cảnh báo cha mẹ không dùng những thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi; một số nhà sản xuất còn có hướng dẫn kỹ liều lượng sử dụng cho trẻ em tuỳ theo độ tuổi hoặc cân nặng…

Các bậc cha mẹ đừng vì quá chủ quan hay tiếc thời gian đưa con đến khám bác sĩ, cho dù việc cảm ho theo quan điểm của các bậc cha mẹ không phải là bệnh nan y với trẻ.

Trường hợp ho nào của bé bạn đưa đến bác sĩ?

Một số trường hợp ho có kèm theo các triệu chứng, biểu hiện khác mà bạn cần lưu ý, theo dõi để kịp thời đưa đến bác sĩ:
- Trẻ ho cấp tính kèm co thắt, khò khè, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ ho kèm sốt cao 39oC. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có viêm phổi hay không.
- Khi trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn. Đối với trường hợp này cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.
- Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng như tiếng chó sủa, kèm khò khè thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở.
- Nếu là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày, thực quản hay không.
- Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính không.
- Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh  

 

Scroll ↓
Please upgrade IE 8+, Download here