Khi trẻ bị mắc bệnh, việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi là quan trọng vì chúng giúp các bé dễ chịu hơn cũng như mau khỏi bệnh hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ
Bệnh viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp và dễ gây ra tử vong cho trẻ em. Trẻ bị viêm phổi có thể do nhiễm siêu vi, vi trùng hay bị hít thức ăn, dị vật , dầu hôi.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi.
Một số bệnh như viêm dây rốn, viêm da, viêm khoang miệng…cũng có thể gây ra chứng viêm phổi ở bé.
Trẻ em sinh non, suy dinh dưỡng, sống trong môi trường đông đúc, ô nhiễm, cha mẹ hút thuốc lá sẽ dễ bị viêm phổi hơn. Thời tiết thất thường, lạnh đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị viêm phổi.
Dấu hiệu nhận biết
Trẻ ho và thở nhanh được coi là bị viêm phổi.
Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị viêm phổi gồm: sốt cao trên 37,5o C, bú ít, khó bú, bỏ bú, bé thở nhanh. Lúc này mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc. Mẹ không nên để tình trạng của bé chuyển nặng hơn với các triệu chứng thường thấy là: ngủ li bì, bỏ bú, nôn, chướng bụng, tím tái, lõm ngực khi thở… sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Mẹ nên đếm các nhịp thở cho bé bằng cách để bé nằm yên và đêm nhịp thở trong vòng 1 phút. Nhịp thở nhanh là khi bé thở từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi, từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Cách phòng bệnh
- Bú sữa mẹ hoàn toàn là cách để tăng cường sức đề kháng cho bé.
- Để phòng bệnh cho bé mẹ nên nhanh chóng giữ ấm cho bé khi chào đời, không để cơ thể bé nhiễm lạnh.
- Mẹ cũng nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng, thận trọng để tránh bé bị sặc sữa.
- Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn cho bé. Ngoài ra những vật dụng cho bé cũng nên được giặt giũ và phơi khô sạch sẽ.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
- Mẹ nên cho bé ăn uống hoặc bú mớm bình thường cho đến khi trẻ lành bệnh.
- Trước khi cho ăn hoặc bí mẹ nên làm thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
- Mẹ cũng nên cho bé uống đủ nước để tránh thiếu nước cho cơ thể và làm loãng đàm nhớt.
- Để bé nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng nhưng thoáng đãng và sạch sẽ.
- Bé chỉ nên ăn thức ăn loãng, ăn ít và chia làm nhiều bữa.
- Giữ ấm cho bé nhưng đừng bọc quá kỹ sẽ khiến bé bị ngạt, đổ mồ hôi. Nên kê gối đầu cao một chút và thường trở mình cho bé hay bế bé dậy để tránh ứ máu phổi.
- Khi bé gần hồi phục có thể đưa bé đi dạo ngoài trời để sưởi nắng sớm hoặc chiều.
Quan sát bệnh tình của bé khi chăm sóc. Nếu bé có các biểu hiện như: mệt hơn, thở nhanh hơn, môi tím xanh, khó thở, hay bệnh đã lâu mà không thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn khám và chăm sóc kịp thời.
Ủ bé quá ấm cũng khiến bé bị viêm phổi.
Phòng ngừa:
- Để phòng tránh bệnh viêm phổi cho bé, mẹ bầu nên khám thai đầy đủ và chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, tránh để sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
- Môi trường sinh hoạt của trẻ phải được giữ vệ sinh sạch sẽ. Cho bé bú và ăn dặm đúng cách, không tránh sặc thức ăn.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc hay đến môi trường có người mắc bệnh.
- Nên giữ ấm kỹ cho trẻ nhưng tránh quấn trẻ trong nhiều lớp khăn áo.
- Trong thời gian chuyển mùa, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng Anaferon hay Anaferon for children trong cả dự phòng và điều trị các bệnh đường hô hấp.
- Cuối cùng nên tiêm phòng cho trẻ khi đã đủ tuổi.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|