Đối với trẻ nhỏ bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cũng được xếp vào nhóm những bệnh thường gặp nhất hiện nay. Thế nhưng, bệnh tiêu chảy và kiết lỵ là 2 loại bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng có không ít phụ huynh nhầm lẫn 2 loại bệnh này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt và chăm sóc đúng cách nhé!
Thứ nhất, Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là do các vấn đề về nhiễm trùng đường ruột, do loại trực khuẩn Shigella hoặc do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra. Bên cạnh, nguyên nhân có thể do việc ăn uống của trẻ không hợp vệ sinh, thức ăn không được sơ chế sạch trước khi nấu hoặc bảo quản không cẩn thận.
Dấu hiệu của bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ như:
+ Trẻ đi ngoài phân lỏng, xuất hiện chất nhầy kèm theo máu
+ Trẻ bị đau bụng nhiều nhất là khi đi ngoài
+ Bị sốt kèm ói và biếng ăn.
+ Bé luôn có cảm giác mót rặn
Nếu bệnh kiết lỵ diễn biến nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:
+ Nếu rặn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sa hậu môn
+ Viêm đa dây thần kinh làm mất nhiều chất dinh dưỡng
+ Gây rối loạn chức năng vận động của ruột. Nếu nặng hơn có thể gây ra thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
Thứ hai, Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy thường là do virut Tota gây ra và các vi khuẩn khác như: E. Coli, tụ cầu, tả, thương hàn. Ngoài ra, còn do đồ ăn, thức uống hoặc đồ chơi của bé bị ô nhiễm, một số trường hợp còn do trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài cũng dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy.
Dấu hiệu của bé bị tiêu chảy gồm:
+ Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ đột ngột
+ Đau bụng nhiều, kèm theo đi phân lỏng nhiều lần trong ngày.
+ Cơ thể trẻ bị sốt, đổ mồ hôi nhiều.
Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn các chất khoáng, nhiễm trùng huyết, dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước thậm chí dẫn đến tử vong.
Thứ ba, Biện pháp điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy
Đối với bệnh kiết lỵ:
+ Bạn nên tiến hành hạ sốt để tránh gây ra co giật cho trẻ.
+ Nên bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải.
+ Kết hợp bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chức nhiều chất đạm để ổn định dinh dưỡng.
+ Nếu sử dụng thuốc kháng sinh hoặc tiêm chích thì nên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với bệnh tiêu chảy:
+ Bạn cũng cho trẻ uống đủ nước.
+ Cho bé ăn đầy đủ để ổn định sức khỏe, có thể phân chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ để cơ thể trẻ kịp thời hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất.
+ Cần bổ sung kẽm để giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy.
Có thể nói, bệnh kiết lỵ và tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ nhỏ vào mùa đông, mỗi loại bệnh đều có những triệu chứng và cách chăm sóc khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể phân biệt và điều trị bệnh tốt nhất cho con của mình nhé.
Anaferon for children – hiệu quả điều trị và phòng ngừa cảm cúm. Anaferon for children sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng bội nhiễm,với 2 cơ chế tác động: hạn chế sự nhân lên của virus và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cả hai cơ chế hỗ trợ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh
|
|